Tuần này có gì từ Trung Nguyễn 22/12/2023

Sắp giáng sinh rồi, chúc mọi người một mùa cuối năm vui vẻ!

Happy Dance GIF by Audreynalley

Gif by Audreynalley on Giphy

Tuần này Trung chia sẻ case về Beehiiv, platform email newsletter/marketing.

Được Tyler Denk và 2 co-founder nữa thành lập 2021, tới giờ thì đã funding series A $12.5M. Nhưng câu chuyện thành lập Beehiiv mới là cái mình muốn kể ở đây. Tyler Denk là Engineering đầu tiên ở Morning Brew đây hiểu đơn giản một trang báo nhưng dạng newsletter, họ có 4 triệu subscriber (được Business Insider Inc. mua lại đâu đó là 75 triệu USD).

Vậy ở Morning Brew thì Tyler Denk đã xây dựng được system về newsletter rất chuẩn chỉnh, từ việc dễ dàng đăng ký, design email, gửi cho user, phân tích, report các kiểu. Nói chung là Morning Brew đã có một hệ thống newsletter in-house rất thành công. Và rồi Tyler Denk nghỉ tới việc nếu tool newsletter này mà mở ra cho các bên khác dùng, thì chắc chắn họ cũng đạt được hiệu quả như vậy.

Đó là cảm hứng để anh mở Beehiiv và nó thật sự thành công. Ví dụ trên cũng như như các case Workplace của Meta, hay Lark của ByteDance. Khi mình làm ở Meta thì vẫn phải dùng Workplace để giao tiếp. Đầu tiên là build một tool để cho nội bộ công ty dùng, vì 2 cty trên nhân viên chắc vài chục đến vài trăm nghìn. Vậy đến khi số lượng nhân sự dụng tool tăng lên, có người test, có người feedback và cty mình thấy hiệu quả, thì cty khác chắn chắn sẽ thấy hiệu quả. Bạn cũng thấy đó, Workplace và Lark giờ là product riêng, 2 ông lớn này đi bán cho B2B dùng.

ADOBE HỦY THƯƠNG VỤ MUA LẠI FIGMA 20 TỶ USD DO RÀO CẢN PHÁP LÝ, PHẢI TRẢ PHÍ ĐỀN BÙ 1 TỶ USD

Sau áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý ở Vương quốc Anh và EU, mới đây, Adobe đã chính thức hủy thương vụ mua lại Figma trị giá 20 tỷ USD. Quyết định này được đưa ra sau khi EU và Vương quốc Anh đều bày tỏ lo ngại rằng việc sáp nhập sẽ tăng độc quyền trong lĩnh vực thiết kế.

Theo thỏa thuận chấm dứt, Adobe sẽ phải trả cho Figma phí 1 tỷ USD bằng tiền mặt. Shantanu Narayen, Giám đốc điều hành của Adobe, đã bày tỏ sự không đồng tình với quyết định của các cơ quan quản lý nhưng không đưa ra bất kỳ hành động nào khác để phản đối.

Các nhà quản lý EU và Vương quốc Anh cho rằng Adobe có vị thế độc quyền trên thị trường phần mềm thiết kế. Bằng cách mua lại Figma, một nền tảng thiết kế sản phẩm đang phát triển nhanh chóng và hiện phổ biến hơn ứng dụng XD đối thủ của Adobe, Adobe có thể sẽ hạn chế sự đổi mới và lựa chọn của người dùng.

Các nhà thiết kế cũng bày tỏ lo ngại tương tự kể từ khi thương vụ mua lại được công bố vào tháng 9 năm 2022. Họ cho rằng việc Adobe mua lại Figma sẽ khiến thị trường thiết kế trở nên kém cạnh tranh và ít đổi mới hơn.

Quan điểm trong tuần:

3 năm làm freelancer và 3 năm đi làm fulltime thì kinh nghiệm có giống nhau không?

Mình cũng có vài nhân viên nghỉ việc để đi làm freelancer (hiện theo tôi nhớ là 3), ở độ tuổi còn quá trẻ 23 24 gì đó. Nên viết ra post này cho các em đọc.

Kinh nghiệm của một người đi làm nó không phải chỉ đến bằng số năm công việc, nó gồm rất nhiều yếu tố tích góp lại, từ chuyên môn, giao tiếp, làm việc với team, khách hàng, đến dự án và nó đều đóng góp một phần cho cái gọi là "kinh nghiệm/trải nghiệm" của bạn. Những cái "được" của bỏ việc fulltime đi làm freelancer thì các bạn lên top top để xem là biết, nào thu nhập cao, nào tự do, nào đi nơi này đi nơi khác.

Tuy nhiên những cái chưa được thì ít thấy ai nói. Một người đi làm 10 năm, rồi nghỉ việc để làm freelancer nó sẽ khác với bạn đi làm 2-3 năm nghỉ làm freelancer. Và 2 người này cũng gặp nhau ở thời điểm 15 năm sau. Anh A 10 năm fulltime + 5 năm freelancer và anh B 3 năm + 12 năm freelancer.

- Cùng số năm đi làm, nhưng nếu làm freelancer thì bạn sẽ khó được trải nghiệm làm việc với nhiều người, nhiều team, khách hàng và dự án. Điều này làm mất đi các điểm chạm thú vị (hoặc bực mình) mà chỉ người đi làm mới gặp và nó cũng giúp cho trải nghiệm của bạn tốt hơn

- Dự án của bạn sẽ ý đa dạng hơn và độ chuyên môn cao hơn. Ví dụ năng lực của bạn là 7/10, thì làm freelancer bạn sẽ chỉ dám nhận dự án level 7 đúng không? cao lắm thì 7.5, vì sao dám đảm nhận dự án nó vượt quá khả năng của mình. Nhưng nếu đi làm thì có khi CEO đưa thẳng cho team bạn dự án level 9 và bắt phải làm. Tất nhiên, dự án đó có manager của bạn cùng làm vì "ảnh" level 9 mà. Rồi ổng sẽ làm cùng bạn, một phần, rồi bạn một phần. Đây là cái kinh nghiệm bạn sẽ được tiếp xúc dần dần để nâng level lên. Tất nhiên, bạn làm freelancer thì việc bạn tự học, tự nâng level vẫn được, mình không đánh đồng chỗ này. Nhưng ở môi trường đi làm thì điều này là luôn diễn ra từng ngày, từng dự án/khách hàng. Chưa kể việc làm với team, với bộ phận khác cũng là kinh nghiệm quan trọng.

Nên ví dụ giờ tuyển một bạn 5 năm kinh nghiệm, thì mình sẽ ưu tiên bạn đã làm full time 5 năm thay vì bạn 2 năm + 3. Ở đây không nói về năng lực ai cao hơn ai, nhưng ở môi trường công sở, thì mình sẽ chọn bạn kia. Post này không phải để khuyên các bạn cứ tiếp tục đi làm mà bỏ qua việc freelancer tốt. Chỉ có lời khuyên là bạn hãy nên làm 5-7 năm fulltime, để trải nghiệm đủ đã, rồi hãy quyết định rời công việc fulltime. Vì mình từng gặp rất nhiều bạn đi làm freelancer không được rồi quay lại fulltime, lúc đó apply rất khó, kiểu em có 2 năm fulltime + 3 năm freelancer. Giờ apply cái job 5 năm kinh nghiệm thì người ta không tuyển, mà apply job 2-3 năm thì lại bị thấp với mình, vào làm cùng em út nó kỳ kỳ. Nên cứ đứng giữ lưng chừng không biết đi đâu.

Quan điểm trong tuần:

Hồi mình làm ở Facebook (Meta) thì vị trí của mình là Client Solution Manager cấp Manager với 6 năm kinh nghiệm. Nhưng bạn mình cùng tên vị trí đó cấp Senior Manager. Anh bạn mình ở team khác, cũng y chang title đó nhưng 12 năm kinh nghiệm, cấp Director.

Vậy nên Job title và Job level cần được hiểu nó khác nhau và chúng ta nên ghi cho rõ trong CV. Ví dụ trong ngành quảng cáo, vị trí thấp nhất của team Account là Account Executive hay gọi là AE, cho sinh viên vừa intern xong. Nhưng nếu bạn search cái tên job này ở các cty lớn kiểu Salesforce, big tech, thì cái tên vị trí Account Executive là min 10 năm kinh nghiệm, director level lương cao $120-$180K. Là ông này quản lý các account toàn lớn, executive level. Hoặc bạn không để ý cứ vị trí Art Director trong ngành quảng cáo nó cũng có thể từ junior cho đến director level được. Có agency tuyển vị trí Art Director Intern, cái dân ngoài ngành nhìn vào hỏi ủa giám đốc intern à? kỳ vậy. Rồi Junior Art Director là sao, sao vừa ra trường cái director rồi.

Nên vậy nếu bạn làm trong một cty, và job title của bạn dễ bị nhầm lẫn thì nên ghi cho rõ như sau:

Content Leader | Manager >> thì hiểu là bạn ngang cấp content manager ở cty khác

  • Head of something | Manager hay Sr Manager?

  • Team leader of something | Manager hay Sr Manager/Director

  • C+ something | Manager hay sao?

Ghi như vậy trong CV, các bên tuyển dụng họ sẽ hiểu mức job level của bạn, hiểu được phạm vi công việc và khả năng để đánh giá, offer phù hợp và đặc biệt dễ cho bạn được phỏng vấn hơn, ví dụ tôi cần tìm 1 manager level, mà CV toàn ghi head of something, team leader, làm tôi tưởng bạn cấp director thì sao tôi dám liên hệ.

Trên kênh YouTube gần 4 triệu người đăng ký của nghệ sĩ Huỳnh Lập, bên cạnh các series nổi tiếng như kể chuyện tâm linh, parody, web drama, có một hạng mục đặc biệt với con số sản phẩm áp đảo chính là “Quảng cáo Hài hước”. Bắt đầu từ 5 năm trước với những dự án đầu tiên kết hợp cùng Viettel, Grab,... nghệ sĩ Huỳnh Lập đã cùng đội ngũ 17 Production “bỏ túi” 34 sản phẩm, trở thành one-stop-production đánh mạnh mảng sản xuất viral clip.

Chân dung một Đạo diễn, Biên kịch, Diễn viên Huỳnh Lập tốt nghiệp ngành Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học FPT với tư duy làm quảng cáo độc đáo, mới mẻ sẽ được lật mở trong tập 14 của talkshow Untold Creative Stories!

Chỉ khi nào “mắt người” nằm dọc thì những nội dung dạng ngang mới bị thay thế

Đạo diễn, Biên kịch, Diễn viên Huỳnh Lập

IN PARTNERSHIP WITH

Có rất nhiều hoạt động đặc trưng diễn ra trong ngày lễ Giáng sinh, chẳng hạn như trang trí nhà cửa bằng cây thông Noel, gửi tặng nhau những món quà ý nghĩa, đi nhà thờ để tham dự thánh lễ, cầu nguyện cho một năm mới an lành hay đơn giản là dành thời gian bên gia đình, bạn bè, cùng tận hưởng những giây phút ấm áp.

Theo đó, Advertising Vietnam đã kết hợp cùng Adtima Audience Pulse thực hiện một cuộc khảo sát quy mô 1.884 đáp viên nhằm tìm ra hoạt động người dùng thường tham gia nhất để hưởng ứng lễ Giáng sinh.