Newsletter từ Trung Nguyễn ngày 08/11/2024

OpenAI đã tích hợp search vào ChatGPT, còn Perplexity thì ngày càng phát triển đe dọa thị phần mảng tìm kiếm của Google

Chào các bạn đăng ký newsletter từ Trung,

Tuần này mình xin gửi các thông tin sau:

Google đang quá chậm, hay đang chờ đợi điều gì?

Tuần trước, OpenAI đã tích hợp search vào ChatGPT, còn Perplexity thì ngày càng phát triển đe dọa thị phần mảng tìm kiếm của Google. Chúng ta thấy Google đang quá chậm trong mảng search, tại sao không tích hợp AI vào search luôn?

Google có làm, có demo và vẫn đang testing nhưng cũng chưa đâu vào đâu. Nếu nói về search engine thì Google là top 1, Bing hay mấy trình tự làm đều không thể qua được Google. Như Perplexity vẫn dùng search engine của Google để làm source, không rõ tương lai có tự làm riêng không nhưng khả năng là khó. ChatGPT thì chắc đang dùng Bing, cũng muốn làm riêng.

Search engine của Google ra mắt 1998, giờ cũng đã 24 năm, nó quá nhiều data, và thậm chí, gần như toàn bộ website đều phải "tối ưu" theo cách Google muốn chứ đứng nói tới việc muốn viết content gì thì viết.

Mọi người cứ nói Google chậm, riêng mình thì thấy họ không chậm, họ chỉ đang "không muốn nhanh" thôi. Chỉ riêng doanh thu search ads năm 2023 là hơn 150 tỷ USD (mình không tìm được số "other" kia là từ gì trong search ads). Số này lớn thế nào trong mảng AI các bạn biết không? bằng định giá OpenAI vòng vừa rồi khi gọi 6.6 tỷ USD (tháng 10). Hay 100 lần Perplexity.

Cách search truyền thống 20 năm nay nó đã ăn sâu vào hành vi của chúng ta, tìm một cái gì đó, hiển thị 10 trang, top 1-2 có thể là ads, hoặc Shopping ads. Người dùng click từ trên xuống dưới để tìm thông tin, cũng mất một chút thời gian đọc vài trang. Thấy phù thì click vào cái ads ở top.

Giờ tích hợp AI vào, bạn gõ tìm, AI trả lời thẳng luôn, không cần click hoặc cần lắm mới phải click. Việc này ảnh hưởng 1 phần tới ads ở top. Rồi cứ cho là AI trả lời ra vài kết quả, trong đó có 1 cái là từ ads, thì ta có chấp nhận không khi đã AI rồi còn có cả ads. Thà cách cũ nó show ở top ai cũng hiểu là gì. Hay cho ads hiển thị bên phải, cũng là một ý hay, mà cái này cần phải test và dựa vào tâm lý học, đo lường rồi mới quyết định.

Nói chung bây giờ, quá rối cho Google khi vừa muốn sáng tạo, vừa phải giữ được doanh thu, tránh việc chân phải đá chân trái. Nhưng việc Google mất thị phần thì mình tin là có, bản thân mình cũng search trên Google ít hơn từ khi các bên search có AI ra đời. Nhưng mình chỉ dùng Perplexity vì mình biết nó dùng của Google. Chứ ở phương diện người dùng, mình càng thích có AI search, ghét ads, ghét phải click nhiều. Ghét phải mở nhiều trang và đặc biệt ghét SEO của mấy trang tào lao lại lên top.

Canada yêu cầu đóng cửa văn phòng TikTok

Chính phủ Canada vừa yêu cầu đóng cửa văn phòng của TikTok tại đây vì lo ngại vấn đề an ninh quốc gia. Tuy nhiên, việc này chỉ là đóng VP thôi chứ không hề cấm người dân truy cập TikTok. Việc này theo quan điểm của mình là làm cũng như không làm. Ví dụ như Facebook hay Google đều không có văn phòng ở Việt Nam, nhưng TikTok thì có. Việc này sẽ giúp ích gì cho nhà quảng cáo và nhà nước?

  • Thứ nhất là quản lý dễ dàng hơn, vì có người chịu trách nhiệm, bộ ngành cần gì, kiểm duyệt gì biết chỗ mà vịn

  • Thứ 2 là thuế quan dễ hơn cho cả các brand đang chạy quảng cáo và cả nhà nước, việc xuất hóa đơn cũng dễ. Chứ trước đây, đề hợp lý hóa đơn VAT từ việc chạy ads ở FB thì doanh nghiệp làm rất nhiều bước, giờ thì đỡ hơn là FB có tự thu VAT 5% và khê khai ở VN dù chưa có văn phòng chính thức.

  • Thứ 3 là tư vấn, hỗ trợ dễ hơn dễ hơn.

Ít ra TikTok còn có văn phòng ở đó để xử lý, các bên khác không mở hoặc ko muốn mở vì cũng ngại khâu kiểm duyệt và rắc rối trong vài thủ tục quy trình. Quay trở lại việc Canada đóng cửa VP TikTok mà không cấm người dân truy cập, tải app. Vậy vấn đề an ninh quốc gia mà Canada đang quan ngại sau này cần hỏi thì vịn ai. Đóng VP rồi thì thuế má đóng sao, cty Canada tự khai báo sao, các sự hỗ trợ từ TikTok cho user cũng ít hiệu quả hơn. Nói chung là thấy thiệt hại cho các bên đang dùng TikTok làm truyền thông, hoặc creator sống nhờ TikTok.

Thêm chút tin cũ, từ tháng 6/2023, Facebook đã cấm các trang tin ở Canada chia sẻ link bài báo lên Facebook. Đến giờ nó vẫn đang hiệu lực. Vụ này xảy ra là do các trang báo ở đây yêu cầu FB phải chia doanh thu với họ, vì cho rằng FB đang lấy đi traffic truy cập của họ, còn FB thì bảo rằng nhờ có tui, các user share bài báo nên các ông có thêm traffic. FB không đồng ý và cấm luôn. Hiểu đơn giản: cứ share link báo lên FB là không được, từ nay ai đọc báo thì mở web trực tiếp chứ ko còn lướt feed mà thấy tin bài nữa.

OpenAI vừa mua lại tên miền chat.com từ ông Dharmesh Shah Founder @ CTO HubSpot. Được biết, năm 2022 Shah mua tên miền này giá $10M USD dẫn về profile Linkedin của mình chơi.

Còn giá OpenAI mua lại thì không biết nhiêu, có thể là $15M - $20M gì đó và đổi qua % cổ phần. Ông Shah thì cũng giàu quá rồi nên chắc không cần tiền.

Khóa học miễn phí về ChatGPT - cách viết Prompt hiệu quả

Unlock the full potential of your workday with cutting-edge AI strategies and actionable insights, empowering you to achieve unparalleled excellence in the future of work. Download the free guide today!