Newsletter ngày 15 tháng 3 2024 từ Trung Nguyễn

Sponsored by

Newsletter ngày 15 tháng 3, 2024 từ Trung Nguyễn

Sau thị trường Anh, The Body Shop nộp đơn xin phá sản ở Mỹ và Canada

Vừa qua, thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng The Body Shop đã nộp đơn xin phá sản tại Mỹ và Canada.

Theo NBC News, The Body Shop đã nộp đơn xin phá sản ở New York (Mỹ) vào tuần trước. Theo đó, hãng sẽ bán một số tài sản để trả nợ và đóng toàn bộ 50 cửa hàng tại đây. Nguyên nhân dẫn đến việc phá sản được cho là do The Body Shop gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là sau khi công ty mẹ tại Anh "gần như phá sản" vào tháng trước.

Tại Việt Nam, The Body Shop được nhượng quyền bởi Tập đoàn InNature. InNature đã lên tiếng trấn an người tiêu dùng rằng hoạt động của thương hiệu tại thị trường bản địa không bị ảnh hưởng bởi quy trình tái cấu trúc đang diễn ra trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm:

Vừa rồi liên minh Châu Âu đã tuyên phạt Apple gần 2 tỷ USD. Đây làm vụ kiện do Spotify khởi xướng từ lâu nằm chống lại việc độc quyền trên AppStore và mức phí 30% từ Apple. Trong liên minh kiện này là các cty phát hành nhạc (khoảng 32 cty cùng nộp kiện). À Spotify là cty Châu Âu nhé mọi người.

Tóm tắt cho các bạn dễ hiểu, mỗi giao dịch trên IOS (in app purchase) thì sẽ được Apple thu 30% phí. Mức phí trên được các nhà phát triển, dev, app cho rằng quá cao. Việc này dẫn tới việc họ phải + thêm phí này cho user. VD đơn giản bạn mua trên web thì giá 100K, còn mua trên app IOS thì 120K 130K.

Tất nhiên việc thu 30% hay 50% là việc của Apple, chơi trên nền tảng tôi thì tôi thu thôi, tuy nhiên án phạt trên là dựa vào 3 điểm chính sau:

  • Apple đã không thông báo rõ cho user về giá chênh lệch giữa IOS và Web (vì IOS có 30% phí). Hoặc không cho phép các app làm điều này. Ý là việc user mua trên IOS hay web là tùy họ không ai cấm được, nhưng nếu app ghi là trên IOS thì giá 130K, còn bạn lên web subscribe thì giá có 100K thôi babe. App nào mà ghi vậy là bị cấm.

  • EU cho rằng Apple thu phí thì kệ mày, việc đó tao không can thiệp được, nhưng mày phải cho phép người ta ghi rõ cho user hiểu, ông nào muốn nạp lẹ bấm 1 nút trên IOS là được thì phải hiểu là giá 130K, ông nào muốn tiết kiệm, thì mở web mà mua/sub, tốn công nhưng rẻ hơn 20 30%. Nói chung phải rõ ràng cho user hiểu.

  • Cấm các app dẫn link đăng ký về web bên ngoài IOS. Kiểu Click vào đây để mua trên IOS giá 130K, click here để mua giá 100K nhưng ở web. Apple cũng cấm việc các app gửi email báo cho user là giá ở IOS và giá ở Web chênh lệch. Việc EU thấy kỳ quá, tao đã nói rồi, user muốn mua ở đâu là việc của họ, mày chỉ cần cung cấp rõ thông tin để họ chọn. Nhưng mày cũng cấm là sao.

Spotify có thể là cty đi đầu trong việc chống lại Apple, bạn có thấy việc đăng ký Spotify premium là toàn phải mở web/browser để đăng ký không? chứ không mua trực tiếp trong app được. Apple cũng chặn mấy lần. Nên bạn nào hay kêu sau UX app gì mà kém mỗi lần đăng ký không trực tiếp trên app mà phải qua trình duyệt rất rườm rà, thì đây là lý do nhé.

Năm 2020, Epic Games đã kiện Apple vì xóa game Fortnite rất nổi tiếng khỏi appstore, do Epic Games đã dẫn user ra web để nạp tiền cho rẻ. Giờ vụ này vẫn đang còn xử chưa xong vì 2 bên vẫn tiếp tục khiếu nại, nhưng bạn biết đó, Epic Games là cty Mỹ, còn Spotify là cty EU, được cả 1 liên minh chống lưng. Update 8/3 là Apple đã mở khóa tài khoản cho Epic Games chi nhánh EU, nghĩa là game Fortnite sắp được mở lại ở EU sau 3 năm kiện cáo.

Tại sao bạn nên tận dụng sếp của mình, nên tích cực tương tác với sếp trên MXH

Xem Vlog số 4 của Trung về topic trên

Nếu bạn nào thích về business và tech có thể đăng ký kênh Bay Area Times

We explain the latest business, finance, and tech news with visuals and data. 📊

All in one free newsletter that takes < 5 minutes to read. 🗞

Save time and become more informed today.👇